Go to top
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

QUẢNG CÁO

Kỹ thuật thi công nhà thép tiền chế


Kỹ thuật thi công nhà thép tiền chế

 

Khi nhắc đến cụm từ kết cấu thép, rất nhiều người nghĩ ngay đến những mô hình ứng dụng dành riêng cho nhà xưởng, thương mại. Thế nhưng, với những kỹ thuật mang tính khoa học, hiện đại như hiện nay thì kết cấu thép được ứng dụng rộng rãi trong việc xây dựng nhà cao tầng, nhà thi đấu, trường học… Vậy, kỹ thuật thi công kết cấu thép là gì? Công đoạn hoàn thiện của nó ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Thi công kết cấu thép cần những kỹ thuật gì

Trước tiên, bạn phải hiểu kết cấu thép là những kết cấu được cấu tạo từ thép với khả năng chịu lực tốt và được ứng dụng trong các công trình xây dựng có quy mô lớn – nhỏ tuỳ theo nhu cầu sử dụng.

Qua đó, kỹ thuật thi công kết cấu thép được hiểu là phương pháp lắp dựng các kết cấu đã được hoàn thiện sẵn ở nhà máy với chất lượng và độ an toàn cao dựa theo tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật ngay tại công trình bằng các phương tiện cơ giới.

Thi công kết cấu thép được hoàn thiện như thế nào?
Về giải pháp thiết kế và kỹ thuật thi công kết cấu thép luôn tồn tại và phát triển song song với giải pháp thiết kế và thi công trong quá trình đổ bê tông toàn khối. Vậy nên, khi thực hiện việc thi công kết cấu thép, phải được tiến hành theo các bước sau.

Chuẩn bị móng cột thép

Cột thép được lắp dựng trên các móng bê tông đổ tại chỗ và được chôn sẵn bu-lông giằng để cố định. Vị trí đặt các bu-lông giằng rất quan trọng, nó quyết định đến độ chính xác của cột. Có 3 cách đặt cột thép lên móng như sau:

Cách 1: Đặt cột lên trên bề mặt móng vào đúng độ cao theo bản thiết kế, không cần điều chỉnh độ cao – thấp hay giót vữa xi măng để lấp khe đáy.

Cách 2: Đặt cột lên trên một sống tựa bằng thép được chôn sẵn ở đúng độ cao thiết kế. Sau đó bạn cần điều chỉnh cột và giót vữa xi măng để lấp khe đáy.

Cách 3: Đặt cột lên trên một tấm đế thép, tấm này đã được điều chỉnh độ cao một cách chính xác. Sau đó giót vữa xi măng để lấp khe đáy dưới tấm.

Lắp cột thép

Việc lắp cột thép đầu tiên phải được bắt đầu từ gian có giằng dọc giữa các cột. Bạn nên lắp cột thép cùng với các kết cấu khác của nhà. Đối với trường hợp chưa lắp được hệ thống kết cấu mái ngay thì tiến hành lắp dựng từng hàng cột một và chúng được cố định bằng các thanh giằng dọc, dầm cầu chạy và giằng sườn.

Lắp dầm cầu chạy và dàn đỡ vì kèo

Treo buộc dầm cầu chạy: Chúng thường có chiều dài từ 6 – 36 m, có khi nặng đến 100 tấn và được treo bằng các dây cẩu thường hoặc dây cẩu có khoá bán tự động.

Cẩu lắp dầm cầu chạy: Những dầm cầu chạy và dàn đỡ vì kèo hạng nhẹ được lắp bằng một cần trục tự hành. Nếu cẩu lắp những dầm cầu chạy từ 20 – 100 tấn được tiến hành theo các cách sau:

Sử dụng 2 cần trục tự hành để cẩu nguyên cả dầm.

Dùng 2 cần trục tự hành để cẩu từng nửa dầm và chúng được đặt lên một vật đỡ trung gian.

Sử dụng 2 cột trụ để cẩu lắp dầm cầu chạy.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng 2 ròng rọc treo ở 2 đầu cột đã lắp xong để cẩu dầm lên vị trí cần đặt.

Lắp dàn vì kèo và mái

Dàn vì kèo được kết cấu từ thép rất mảnh và dẻo. Thông thường, có 2 loại dàn vì kèo:

Dàn vì kèo giữ cho dàn khỏi cong trong quá trình dựng dàn.

Dàn vì kèo ngăn ngừa dàn bị cong vênh khỏi mặt phẳng khi treo cẩu, chúng được bó ghép bằng các cây gỗ dọc theo thanh cánh thượng và cánh hạ của dàn.

Lưu ý: Khi lắp dàn vì kèo và mái cần chú ý đến độ ổn định của từng chiếc dàn.

Lắp các thanh xà gồ, thanh giằng và cửa trời

Lắp xà gồ, thanh giằng: Dựa theo trình tự lắp ghép các kết cấu mái, phải lắp một số hoặc toàn bộ thanh xà gồ, thanh giằng sau khi thực hiện xong việc lắp đặt dàn vì kèo.

Lắp dàn cửa trời: Quá trình này được thực hiện cùng lúc với việc lắp dàn mái. Trường hợp cần trục chính đủ trọng tải và độ cao thì phải khuếch đại dàn vì kèo và cửa trời thành một rồi mới tiến hành việc lắp ghép.

Cũng có trường hợp liên kết dàn vì kèo với các thanh xà gồ, thanh giằng, cửa trời lại với nhau rồi mới cẩu lên vị trí thiết kế bằng cần trục.