Thiết kế bản vẽ nhà thép tiền chế rất quan trọng trong việc đảm bảo đủ điều kiện để triển khai việc thi công xây dựng công trình. Bản vẽ này đóng vai trò như một phương tiện giao tiếp giữa công nhân thi công với kiến trúc sư hay giữa nhà thầu với chủ đầu tư. Công nhân sẽ dựa trên các quy chuẩn trong file thiết kế mà thực hiện. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm mời tham khảo phần thông tin cụ thể dưới đây.
Thiết kế bản vẽ nhà thép tiền chế là gì?
Thiết kế bản vẽ nhà thép tiền chế, hay thiết kế bản vẽ thi công nhà thép tiền chế, là một thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo sao cho phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Nhiệm vụ của thiết kế bản vẽ là đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
Hồ sơ chuẩn của một bộ thiết kế bản vẽ nhà thép tiền chế
Thông thường, một bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ có khoảng từ 60 – 200 bản vẽ A3 bao gồm chi tiết các phần kiến trúc, kết cấu, điện, nước,.. Tùy vào mức độ phức tạp của công trình mà số lượng bản vẽ sẽ nhiều hoặc ít. Các bản vẽ phải được sắp xếp khoa học theo đúng quy trình thi công.
Cụ thể, một hồ sơ thiết kế bản vẽ nhà thép tiền chế chuẩn phải bao gồm:
1. Bản vẽ thiết kế phần kiến trúc:
Trong phần kiến trúc, quan trọng nhất là thể hiện được bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt hợp lý, cụ thể:
+ Mặt bằng: Diễn tả đầy đủ công năng, chi tiết bố trí nội thất, các bản vẽ định vị nội thất, tỷ lệ giữa các phòng đảm bào về không gian sống; tỷ lệ với chiều cao tầng, và các phòng đảm bảo các yếu tố về ánh sáng và gió tự nhiên.
+ Mặt đứng: Giúp gia chủ hình dung sơ bộ được hình dạng ngôi nhà của mình.
+ Mặt cắt: Diễn tả cao độ, kích thước và các ngõ ngách chi tiết khác trong phòng,
Bên cạnh đó, thiết kế phải bao gồm:
Bản vẽ ảnh phối cảnh
Bản vẽ chi tiết thang
Bản vẽ chi tiết vệ sinh
Bản vẽ chi tiết lát sàn
Bản vẽ chi tiết cửa
Bản vẽ chi tiết cổng hàng rào (nếu có)
2. Bản vẽ thiết kế phần kết cấu
Bản vẽ này ghi chú các quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công. Phần kết cấu bao gồm:
Thiết kế bản vẽ mặt bằng móng: Nhằm giúp đơn vị thi công định vị được những vị trí móng đặt cột và giằng móng với nhau, hiểu được kích thước cơ bản của móng.
Chi tiết móng: Bản vẽ chi tiết móng giúp định vị cột dầm sàn và các chi tiết của từng cấu kiện.
Mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột
Mặt bằng định vị dầm, chi tiết dầm tầng
Mặt bằng kết cấu sàn tầng
Mặt bằng định vị lanh tô, chi tiết kế cấu lanh tô
Thống kê cốt thép
3. Bản vẽ phần điện
Bản vẽ phần điện phải bao gồm:
Hồ sơ bản vẽ thiết kế chiếu sáng
Hồ sơ bản vẽ thiết kế ổ cắm
Hồ sơ bản vẽ thiết kế internet (nếu có)
Hồ sơ bản vẽ thiết kế Truyền hình cáp (nếu có)
Hồ sơ bản vẽ thiết kế điện thoại (nếu có)
Sơ đồ điện thông minh (nếu có)
Thống kê vật tư
4. Bản vẽ phần nước
Bản vẽ phần nước phải bao gồm:
Hồ sơ bản vẽ thiết kế cấp nước
Hồ sơ bản vẽ thiết kế thoát nước
Thống kê vật tư
Với những ưu điểm vượt trội của mình, hiện nay việc xây dựng nhà thép tiền chế đang trở thành nhu cầu cấp thiết của thời đại. Bài viết trên đây nhằm mục đích giúp khách hàng hiểu sơ về một bộ thiết kế nhà thép chuẩn là như thế nào. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về quy trình thiết kế, cũng như xây dựng nhà thép tiền chế quý khách có thể liên hệ Cty Hưng Thịnh Phát – nơi uy tín chuyên nhận thiết kế nhà thép và xây dựng công trình được nhiều hành khách tin tưởng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về quy trình thiết kế, cũng như xây dựng nhà thép tiền chế quý khách có thể liên hệ Cty Hưng Thịnh Phát – nơi uy tín chuyên nhận thiết kế bản vẽ nhà thép tiền chế và xây dựng công trình được nhiều hành khách tin tưởng