Go to top
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

QUẢNG CÁO

Biện pháp xây dựng nhà xưởng bằng nhà thép tiền chế


Biện pháp xây dựng nhà xưởng bằng nhà thép tiền chế

 

Thi công lắp ghép các nhà xưởng công nghiệp có một số đặc điểm sau: Diện tích nhà xưởng công nghiệp khá rộng, các kích thước mặt bằng công trình thường vượt quá tầm hoạt động của cần trục lắp ghép.

Một số kết cấu nhà xưởng công nghiệp khá nặng, như cột cao, dầm cầu chạy, dàn mái lớn- có khi phải phân chia kết cấu thành nhiều phần để cẩu lắp, hoặc phải dùng tới hai cần trục mới năng được toàn bộ kết cấu lên.

Thi công lắp ghép kết cấu nhà xưởng thường phải kết hợp với công tác lắp ráp thiết bị công nghệ để rút ngắn thời gian thi công cũng có trường hợp phải thi công lắp thiết bị công nghệ trước khi thi công lắp các kết cấu công trình nhà xưởng. Nếu kết hợp được lắp ghép kết cấu và lắp ráp thiết bị song song xen kẽ thì tận dụng được máy móc thi công.

xây dựng nhà xưởng bằng nhà thép tiền chế

Công ty xây dựng Hưng Thịnh Phát đã đúc kết các kinh nghiệm thi công để đề ra một số phương pháp xây dựng lắp các nhà xưởng và công trình công nghiệp tuỳ thuộc cách thức tiếp vận các kết cấu gia công sẵn và trình tự thi công; tuỳ thuộc cấu tạo công trình và loại thiết bị công nghệ; tuỳ thuộc yêu cầu chuyển giao từng phần công trình cho đơn vị sản xuất. Trong các phương pháp lắp ghép nhà, cần đảm bảo tính liên tục nhịp nhàng, song song xen kẽ giữa các thi công lắp và công tác xây dựng.

Theo cách thức tiếp vận các kết cấu người ta phân ra: phương pháp lắp ghép với các kết cấu sắp đặt sẵn trên mặt bằng thi công và phương pháp lắp ghép các kết cấu trục tiếp từ xe vận tải.

Trong trường hợp thứ nhất, trước khi lắp ghép, tại mỗi khẩu độ, các kết cấu được sắp đặt ở gần vị trí lắp ghép của mình sao cho việc cẩu lắp được thuận tiện và không làm trở ngại đến sự đi lại của cần trụcẵ việc bốc dỡ và sắp đặt kết cấu phải tiến hành trong kíp nghỉ lắp ghép bằng chính cần trục lắp ghép hoặc bằng những cần trục khác.

Khuyết điểm của phương pháp sắp đặt sẵn kết cấu trên mặt bằng thi công là tâng thêm khối lượng công tác cho cần trục lắp ghép.

Phương pháp lắp ghép kết cấu trục tiếp từ xe vận chuyển là phương pháp tiên tiến, nó đòi hỏi phải kế hoạch hoá việc lắp ghép và tiếp vận kết cấu chặt chẽ, nhưng công lao động và giá thành xây lắp công trình sẽ giảm nhiều.

Theo trình tự lắp ghép các kết cấu lại phân ra: phương pháp lắp ghép tuần tự và phương pháp lắp ghép tổng hợp:

Phương pháp lắp ghép tuần lự là trong phạm vi toàn bộ nhà hay trong một đoạn dài nhà, đầu tiên lắp ghép các cột, sau khi điều chỉnh và cố định cột xong mới tiến hành lắp ghép lượt hai tức lắp dầm cầu chạy và dàn đỡ vi kèo, lượt ba lắp các dàn vì kèo, dầm mái, xà gồ, thanh giằng và tấm mái. Phương pháp này còn gọi là phương pháp lắp ghép nhiều lượt bằng một cần trục hoặc bằng nhiều cần trục, cái nọ tiếp sau cái kia.

Phương pháp lắp ghép tuần tự có ưu điểm là năng xuất cao vì không phải thay đổi thiết bị, dụng cụ treo buộc kích kéo các kết cấu đồng loại, kêt cấu gẩu lắp, nên hiệu suất caoử nhược điểm của phương pháp này là đường đi của cẳá trụckhá đài.

Phương pháp lắp ghép tuần tự thường áp dụng trong trường hợp công trình làm bằng các kết cấu bê tông cốt thép với các mối nối lắp chèn bằng vữa bêtông.

Phương phấp lắp ghép tổng hợp còn gọi là phương pháp lắp ghép tập trung, nghĩa là cần trục lắp ghép đồng thời trong một lượt đi các kết cấu kbác loại nhau, làm thành một vài ô khối liên tiếp của công trình. Thường bắt đầu bằng lắp các cột của ô khối, sau khi điều chỉnh cột chính xác thì lắp các thanh giằng dọc, lắp dầm cầu chạy và dàn đỡ vì kèo giữa các cột sau đó lắp dàn mái, giằng mái, xà gồ, tấm mái, như vậy là hoàn thành việc lắp ghép một ô khối. Sau khi kiểm tra lại kích thước hình học toàn ô khối thì tiến hành cố định vĩnh viễn các mối nối lắp ghép. Các ô khối sau cũng lắp ghép theo trình tự như vậy.

Trong khi lắp ghép, tính bất biến dạng hình học của ô khối được đảm bảo bằng các dụng cụ đặc biệt cố định tạm thời nhưng nhanh chóng và vững chắc cột, dàn và dầm cầu chạy vào nhau.

Phương pháp lắp ghép tổng hợp có ưu điểm là đường đi của. cần trục rút ngắn nhiều, có thể mau chóng đưa từng đoạn công trình vào sản xuất; nhưng nó cũng có khuyết điểm là việc điều chỉnh kết cấu phức tạp hơn.

Phương pháp thi công lắp ghép tổng hợp áp dụng có lợi nhất trong trường hợp thi công lắp ghép các nhà xưởng công nghiệp nặng làm bằng kết cấu thép, hoặc lắp ghép các nhà nhiều tầng, hoặc khi dùng những cần trục mà mỗi lần di chuyển chỗ tốn nhiều thời gian và công sức.

 

 

Lắp ghép nhà công nghiệp; a) theo hướng dọc; b) theo hướng ngang

Theo hướng lắp ghép lại phân ra: phương pháp lắp ghép dọc nhà, tức là lắp ghép xong từng khẩu độ một và phương pháp lắp ghép ngang nhà :

Phương pháp lắp ghép ngang áp dụng khi cần phải dưa từng đoạn nhà xưởng vào sản xuất, mỗi đoạn bao gồm các khẩu độ của nhà. Cẩu lắp các kết cấu bằng những cần trục có bán kính hoạt động lớn, tại mỗi vị trí đứng nó có thể lắp ghép toàn bộ đoạn công trình; hoặc dùng các cần trục lắp ghép di chuyển theo huớng ngang nhà.

Có thể rút ngắn thời gian thi công công trình bằng cách áp dụng phương pháp lắp ghép theo hai chiếu; từ giữa ra hai đầu nhà. Mỗi chiều bao gồm các dây chuyền công tác như nhau.

Theo phương pháp lắp ghép dọc nhà cần trục có thể di chuyển ở chính giữa khẩu độ, dọc hai bên khẩu độ và di chuyển zích zắc tuỳ theo chiều rộng khẩu độ, trọng lượng cột và độ với cần trục.

Trình bày hai phương án thi công lắp ghép cột dọc nhà xưởng và lắp ghép cột ngang nhà xưởng của cần trục tự hành bánh xích. Số vị trí đứng lắp ghép của hai phương án như nhau, nhưng đoạn đường di chuyển của phương án thứ hai dài hơn đoạn đường di chuyển của phương án thứ nhất.

Vậy trong các sơ đồ thi công lắp ghép nhà xưởng bằng một cần trục nào đó, nên chọn sơ đồ có đoạn đường di chuyển cần trục ngấn nhất và số vị trí đứng lắp ghép của cần trục nhỏ nhất.

Diện tích công trình công nghiệp thường rộng lớn, người ta phân chia nó thành nhiều phân đoạn giống nhau, sao cho trong mỗi phân đoạn cần trục có thể di chuyển và lắp ghép khung nhà theo một trình tự có lợi nhất, đảm bảo thi công dây chuyền song song.

Mỗi phân đoạn lắp ghép trong sơ đồ dí chuyển dọc của cần trục thường lấy là một khẩu độ nhà hoặc là một đoạn nhà trong phạm vi giữa hai mạch nhiệt của khẩu độ.

Nếu công trình làm bằng các kết cấu bê tông đúc sẵn thì chiều dài của mỗi phân đoạn lắp ghép có thể xác định theo điều kiện tạo ra khoảng thời gian gián đoạn kỹ thuật giữa lúc lắp cột và lúc lắp kết cấu mái. Khoảng thời gian gián đoạn này cần thiết cho việc điều chỉnh cột, lắp vữa chân cột và bảo duỡng bê tông tới khi đạt cường độ cho phép lắp các kết cấu mái lên cột.