Go to top
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

QUẢNG CÁO

Các thủ tục và quy trình xin phép xây dựng nhà xưởng


Các thủ tục và quy trình xin phép xây dựng nhà xưởng

Quy trình xin phép xây dựng nhà xưởng:

1. Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

– Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân xã, Phường.

– Bước 3: Phòng Quản lý đô thị thành phố tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm tra trình Uỷ ban nhân dân thành phố cấp giấy phép.

– Bước 4: Tổ chức cá nhân nhận giấy phép tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Uỷ ban nhân dân thành phố.

2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở hành chính.

3. Thành phần hồ sơ:

– 01 Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu;

– 01 Bản sao có công chứng một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, đính kèm hồ sơ đo đạc hoặc trích lục hồ sơ kỹ thuật thửa đất của cơ quan chuyên ngành (đối với đất ở phường);

– 03 Bộ bản vẽ thiết kế;

4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5. Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trừ ngày lễ và ngày nghỉ.

6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức.

7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Quản lý đô thị.

8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

9. Lệ Phí: lệ phí cấp giấy phép nhà ở 50.000 đồng.

 

xin phép xây dựng nhà xưởng

 

Câu hỏi về xin phép xây dựng nhà xưởng

Hỏi: Tôi có xây dựng một nhà xưởng không phép nằm trong khu quy hoạch cụm công nghiệp bình phú. Tôi xây tháng 3 năm 2005, đến tháng 8 năm 2005 công trình hoàn thành. Đến tháng 3 năm 2012 Thanh tra Xây dựng huyện có công văn kiểm tra dự án của tôi. Họ thông báo cho đơn vị của tôi về trường hợp xây dựng hạng mục nhà xưởng không phép. Tôi xin hỏi nếu theo luật thì Quy trình xử lý công trình trên như thế nào.
Xin Cảm ơn!


TRả lơi:

Chào bạn,

Căn cứ theo điều 62 luật xây dựng 2003 có quy định:

Điều 62. Giấy phép xây dựng

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:

a) Công trình thuộc bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;

b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng, dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Công trình hạ tầng kỹ thuật quy mô nhỏ thuộc các xã vùng sâu, vùng xa;

d) Nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt;

đ) Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình.

2. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, các quy định về giấy phép xây dựng phải phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Uỷ ban nhân dân cấp huyện quy định cụ thể các điểm dân cư tập trung thuộc địa bàn phải cấp giấy phép xây dựng.

3. Việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch.

Do vậy, trong trường hợp của bạn vừa nêu thì khi xây dựng bắt buộc bạn phải xin phép xây dựng.

Theo quy định tại điều 10 luật xây dựng 2003 có quy định thì hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định của pháp luật phải có giấy phép xây dựng là hành vi bị nghiêm cấm. Căn cứ khoản 2 điều 11 nghị định 23/2009/NĐ-CP có quy định thì :

Điều 11. Xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về trật tự xây dựng

2. Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng:

a. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn;

b. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp xây dựng công trình khác ở nông thôn và đô thị.

Ngoài ra, căn cứ vào khoản 8 điều 11 nghị định 23/2009/NĐ-CP thì chủ đầu tư còn bị buộc khắc phục hậu quả và bị xử lý theo quy định tại điều 12 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP:

Điều 12. Xử lý công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng

1. Những công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, khi xây dựng không có Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải bị xử lý như sau:

a) Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị;

b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị; đồng thời, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến xây dựng công trình; cấm các phương tiện vận tải chuyên chở vật tư, vật liệu, công nhân vào thi công xây dựng;

c) Cưỡng chế phá dỡ nếu chủ đầu tư không thực hiện quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí lập phương án phá dỡ (nếu có) và chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.

2. Đối với những công trình xây dựng không có Giấy phép xây dựng nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy phép xây dựng theo quy định thì xử lý như sau:

a) Những công trình xây dựng phải bị lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư làm thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng gồm: công trình xây dựng phù hợp vị trí quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng trên đất ở có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, phù hợp quy hoạch xây dựng; xây dựng mới trên nền nhà cũ hoặc cải tạo nhà đang ở phù hợp quy hoạch xây dựng; công trình xây dựng trên đất có đủ điều kiện về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;

b) Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc xin cấp Giấy phép xây dựng, đồng thời áp dụng các biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ thi công xây dựng, chủ đầu tư không xuất trình Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị cưỡng chế phá dỡ;

c) Sau khi được cấp Giấy phép xây dựng, nếu công trình đã xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng. Sau khi tự phá dỡ công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng, chủ đầu tư mới được tiếp tục thi công xây dựng.

Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp thì phải bị cưỡng chế phá dỡ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ;

d) Trường hợp chủ đầu tư bị từ chối cấp Giấy phép xây dựng hoặc không có Giấy phép xây dựng sau thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình vi phạm, nếu chủ đầu tư không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ.