Đồng Nai là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Trong đó, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai. Đồng Nai có nhiều cụm công nghiệp nghề truyền thống và hơn 32 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động. Trung bình lấp đầy khoảng từ 70-95% diện tích.
1. Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn (LABSIZ) với diện tích 497,77 ha được thành lập năm 2010 bởi Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển VRG Long Thành
2. Khu công nghiệp Giang Điền với diện tích 529 ha được Công ty Phát triển Khu công nghiệp Biên Hòa (Sonadezi) thành lập năm 2008
3. Khu công nghiệp Dầu Giây với diện tích 331 ha được Công ty Cổ phần KCN Dầu Giây thành lập năm 2008
4. Khu công nghiệp Long Khánh được thành lập bởi Công ty Cổ phần KCN Long Khánh năm 2008 với diện tích 264,47 ha
5. Khu công nghiệp Ông Kèo được Công ty TNHH Một thành viên Tín Nghĩa thành lập năm 2008 với 823 ha
6. Khu công nghiệp AGTEX Long Bình thành lập bởi Công ty 28 năm 2007 với 43 ha
7. Khu công nghiệp Tân Phú thành lập bởi Công ty TNHH Một thành viên Tín Nghĩa năm 2007 với diện tích 54 ha
8. Khu công nghiệp Bàu Xéo thành lập bởi Công ty Cổ phần Thống Nhất năm 2006 với 499,8657 ha
9. Khu công nghiệp Thạnh Phú thành lập bởi Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai năm 2006 với 177,2 ha
10. Khu công nghiệp Xuân Lộc thành lập bởi Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi) năm 2006 với 109 ha
11. Khu công nghiệp Nhơn Trạch II - Lộc Khang thành lập bởi Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Lộc Khang năm 2006 với 70 ha
12. Khu công nghiệp Nhơn Trạch II - Nhơn Phú thành lập bởi Công ty Cổ phần Thảo Điền năm 2005 với 183 ha
13. Khu công nghiệp Nhơn Trạch VI thành lập bởi Cty TNHH MTV Tín Nghĩa; Cty TNHH Đầu tư XD Khương Hy; Cty CP Đầu tư XD và VLXD Sài Gòn; Cty TNHH An Thái; Cty TNHH Đỉnh Vàng năm 2005 với 315 ha
14. Khu công nghiệp Long Đức thành lập bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Long Đức năm 2004 với 283 ha
15. khu công nghiệp Định Quán thành lập bởi Công ty Cổ phần KCN Định Quán năm 2004 với 54 ha
16. Khu công nghiệp An Phước thành lập năm 2003 với 130 ha
17. Khu công nghiệp Long Thành thành lập bởi Công ty Cổ phần Sonadezi Long Thành năm 2003 với 488 ha
18. Khu công nghiệp Nhơn Trạch V thành lập bởi Tổng Công ty Phát triển Đô thị và KCN Việt Nam (IDICO) năm 2003 với 302 ha
19. Khu công nghiệp Tam Phước thành lập bởi Công ty Cổ phần Phát triển KCN Tín Nghĩa năm 2003 với 323 ha
20. Khu công nghiệp Dệt may Nhơn Trạch thành lập bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Vinatex - Tân Tạo năm 2003 với 184 ha
21. Khu công nghiệp Biên Hòa I thành lập bởi Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi) năm 2000 với 335 ha
22. Khu công nghiệp Sông Mây thành lập bởi Công ty Liên doanh Phát triển KCN Sông Mây năm 1998 với 250 ha
23. Khu công nghiệp Nhơn Trạch I thành lập Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Đô thị và KCN IDICO (IDICO-URBIZ) năm 1997 với 430 ha
24. Khu công nghiệp Nhơn Trạch III thành lập bởi Công ty TNHH Một thành viên Khu công nghiệp Nhơn Trạch III năm 1997 với 688 ha
25. Khu công nghiệp Nhơn Trạch II thành lập bởi Công ty CP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (Công ty D2D) năm 1997 với 347 ha
26. Khu công nghiệp LOTECO thành lập bởi Công ty Phát triển KCN Long Bình (liên doanh giữa tập đoàn Sojitz - Nhật Bản và Công ty Thái Sơn - trực thuộc Bộ Quốc phòng) năm 1996 với 100 ha
27. Khu công nghiệp Biên Hòa II thành lập bởi Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi) năm 1995 với 365 ha
28. Khu công nghiệp AMATA thành lập bởi Công ty TNHH Amata (Việt Nam) (liên doanh giữa Cty Sonadezi và Cty Amata Corp.Public - Thái Lan) năm 1994 với 494 ha
29. Khu công nghiệp Gò Dầu thành lập bởi Công ty Cổ phần Sonadezi Long Bình với 184 ha
30. Khu công nghiệp Hố Nai thành lập bởi Công ty Cổ phần KCN Hố Nai với 226 ha
31. Khu công nghiệp Suối Tre thành lập bởi Công ty Cổ phần Sonadezi An Bình với 149,5 ha
32. khu công nghệ cao Long Thành với 410,28 ha