KẾT CẤU THÉP NHÀ CÔNG NGHIỆP
Kết cấu của nhà xưởng có chế độ làm việc nặng hay rất nặng chịu những tác động xung kích liên tục, nên khi thiết kế phải chú ý đảm bảo những yêu cầu đặc biệt về tính toán và cấu tạo quy định trong quy phạm.
Kết cấu thép của nhà công nghiệp gồm những cấu kiện bằng thép tạo nên sường chịu lực của nhà công nghiệp như:
- Khung
- Cột
- Mái
- Dầm đỡ cầu trục
- Và nhiều thành phần chi tiết khác
Nhà công hay nhà xưởng trong đó tiến hành các quá trình sản xuất nên có những đặc điểm riêng khác nhà dân dụng.
Loại nhà xưởng phổ biến nhất là nhà một tầng, với các yêu cầu đặc biệt:
- Nhịp nhà thường rộng
- Chiều cao lớn
- Có cầu trục hoạt động
Để tạo nên kết cấu chịu lực của nhà xưởng, hiện nay ở nước ta dùng chủ yếu hai loại vật liệu:
- Thép
- Bê tông cốt thép
Việc lựa chọn loại vật liệu dựa trên sự phân tích hợp lý về:
- Mặt kinh tế - kỹ thuật
- Căn cứ vào kích thước nhà
- Sức nâng của cầu trục
- Các yêu cầu của công nghệ sản xuất và cả vấn đề cung cấp vật tư
- Thời hạn xây dựng công trình
Vật liệu thép có tính cơ học cao, kết cấu thép nhẹ và khỏe nên nói chúng thép thích hợp nhất để làm kết cấu nhà xưởng. Nhưng thép cũng là vật liệu quý và còn hiếm phần lớn thép xây dựng của ta là nhập ngoại
Bê tông cốt thép hoàn toàn có thể ứng dụng trong nhiều loại kết cấu chịu lưc của nhà xưởng giá rẻ hơn, chống ăn mòn tốt hơn nhưng trọng lượng nặng, thời gian và công xây dựng thường lớn hơn so với dùng kết cấu bằng thép.
Việc cân nhắc dùng loại vật liệu nào cho các bộ phận của kết cấu nhà xưởng. Thép hay bê tông cốt thép hay hỗn hợp cả hai là vấn đề cần giải quyết ngay từ lúc chọn phương án kết cấu.
Công trình áp dụng kết cấu nhà công nghiệp
- Nhà có độ cao lớn, nhịp rộng, bước cột lớn, cầu trục nặng - Do thép có tính năng cơ học cao.
- Nhà có cầu trục hoạt động liên tục ( chế độ làm việc nặng hay rất nặng ) - Vì kết cấu thép làm việc chịu tác động lặp của tải trọng động lực được an toàn đảm bảo hơn các loại kết cấu khác.
- Nhà trên nền đất lún không đều, vì kết cấu thép vẫn chịu lực tốt trong điều kiện móng lún không đều.
- Khi xây dựng tại những vùng xa, điều kiện vận chuyển đến khó khăn. Kết cấu thép nhẹ, dễ vận chuyển.
- Khi cần xây dựng nhanh, sớm đưa công trình vào sử dụng.
Ngoài ra kết cấu thép còn một số ưu điểm khác khi áp dụng vào nhà công nghiệp như:
- Làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao ( dưới 200 độ ) tốt hơn so với bê tông cốt thép
- Ít bị hư hại do các tác động cơ học.
- Tiện liên kết các thiết bị, đường ống.
- Dễ gia cố khi tải trọng tăng hoặc khi bị hư hại.
Xét riêng về mặt tiết kiệm vật liệu, kết cấu khung toàn thép áp dụng có lợi khi:
- Nhà xưởng cao ( chiều cao lòng nhà H>=15m, nhịp L rộng L>=24m ). Bước cột B lớn ( B>=12m , cầu trục nặng ( Q>=50 t )
Các trường hợp khác thì có thể dùng kết cấu khung hỗn hợp thép - bê tông hoặc kết cấu bê tông có thể cho giá thành vật liệu rẻ hơn.
Tuy nhiên, như trên đã nói tiêu chuẩn để lựa chọn vật liệu làm kết cấu không chỉ căn cứ vào giá tiền vật liệu, mà phải dựa trên các chỉ tiêu kinh tế đầy đủ hơn. Ở nước ta, phần lớn lượng thép cho kết cấu xây dựng là được áp dụng trong các nhà xưởng.
Chúng tôi ngày càng nỗ lực hơn để trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu về uy tín, năng lực thực hiện dự án tại Việt Nam, vươn xa tới thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á và Thế Giới.
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP HƯNG THỊNH PHÁT
Hotline: 028 38 800 892
Website: http://cokhihtp.com/
Trụ Sở Chính: 48B Trương Công Định, P. 14, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Nhà máy sản xuất: Khu Tân Cảng, Đường Bùi Văn Hòa, Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai
VP. Hà Nội: Phòng 305B Tầng 3, Số 86 Lê Trong Tấn, P. Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
VP. Đà Nẵng: Số 121 Nguyễn Đình Chiểu, Q.Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng
VP. Long An: 110 Tỉnh Lộ 827, Tân An, Long An
VP. TP.Cần Thơ: Ấp 1, Xã Thạnh Phú, Huyện Cờ Đỏ