Hiện nay nhà thép tiền chế có cầu trục đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong một số công trình. Tuy nhiên, không phải bất cứ công trình nào cũng sử dụng cầu trục. Vậy nhà thép tiền chế có cầu trục là gì, khi nào thì cần đến nhà thép tiền chế có cầu trục? Thực tế không phải ai cũng hiểu rõ. Để làm rõ vấn đề này, dưới đây Hưng Thịnh Phát xin giới thiệu đến mọi người một số thông tin về nhà thép tiền chế có cầu trục và việc thiết kế bản vẽ nhà thép tiền chế có cầu trục.
Cầu trục là gì? Khi nào sử dụng nhà thép tiền chế có cầu trục?
Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu cầu trục là gì? Cầu trục còn được gọi là cầu lăn, là loại máy có trục với kết cấu thép kiểu hình cầu, kết cấu giống như chiếc cầu có bánh sắt lăn trên đường ray chuyên dùng đặt tường của các nhà xưởng. Cầu trục thường được sử dụng trong các công trình nhà xưởng, nhà kho với mục đích bốc xếp hay nâng, dỡ hàng hóa. Cầu trục có khả năng làm việc hiệu quả với các thiết bị có trọng lượng và lưu lượng lớn nên đem lại hiệu quả cao trong các hoạt động sản xuất.
Vậy khi nào thì ứng dụng xây nhà tiền chế có cầu trục?
Xây nhà tiền chế có cầu trục thường được ứng dụng trong những công trình nhà xưởng hay nhà kho có quy mô lớn và có yêu cầu cần nâng - chuyển nhiều các thiết bị hàng hóa có trọng lượng nặng.
Trên thực tế, người ta thường chỉ thiết kế cầu trục khi đang làm việc ổn định với gia tốc bằng không. Có thể thấy gia tốc trong chuyển động của cầu trục cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự làm việc ổn định, cũng như độ bền và độ cứng của cầu trục.
Bản vẽ nhà thép tiền chế có cầy trục trước hết phải xét đến mặt kết cấu của cầu trục, người ta chia cầu trục thành 2 loại chính, gồm: Cầu trục một dầm và cầu trục hai dầm. Nếu xét thông số đầu vào của cầu trục được tính theo: sức nâng tải Q = 25 tấn, khẩu độ l = 15m, thì kiến trúc sư cần thiết kế bản vẽ nhà thép tiền chế có cầu trục hai dầm với cấu tạo chính gồm:
Cột nhà thép tiền chế có cầu trục
Ca bin chứa hệ thống có chức năng điều khiển hệ thống điện
Dầm chủ: Gồm dầm đơn, dầm đôi
Xe con mang hàng
Bánh xe: di chuyển trên cầu trục, có tác dụng làm di chuyển toàn bộ dầm chính được gắn trên các dầm đầu
Đường ray chuyên dùng
Giảm chấn: có tác dụng phanh hãm tại một số thời điểm cần thiết
Dầm đầu
Bộ máy di chuyển
Bộ máy di chuyển xe con
Tang tời hàng: Thiết bị dùng để nâng vật lên cao hay kéo tải dịch chuyển vật trong mặt phảng ngang hay nghiêng.
Xe con mang hàng chứa cơ cấu nâng
Thiết bị an toàn: Gồm cả cao su giảm chắn và lan can an toàn, cùng với hệ thống đèn báo, còi báo.
Những lưu ý khi sử dụng cầu trục
Quá trình hoạt động của cầu trục có khả năng gặp phải các sự cố không mong muốn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp, hoặc các đơn vị cần tổ chức đào tạo các sử dụng cầu trục cho công nhân. Đặc biệt, cần thường xuyên vệ sinh, bảo hành, bảo dưỡng để hạn chế những hỏng hóc xảy có thể xảy ra. Thông thường máy cầu trục có thời gian hoạt động từ 25 đến 30 năm, thậm chí có thể còn cao hơn nữa. Vì vậy, hiện nay rất nhiều nhà xưởng, nhà máy đã và đang hoặc có xu hướng chuyển sang sử dụng thiết bị này.
Gợi ý địa chỉ thiết kế bản vẽ nhà thép tiền chế có cầu trục uy tín: Hiện nay trên thị trường có khá nhiều công ty hoạt động về lĩnh vực nhà thép tiền chế, tuy nhiên khách hàng lại không biết nên chọn công ty nào để thực hiện cho công trình của mình. Xin giới thiệu với quý khách hàng công ty BMB Steel – chuyên nhận thiết kế nhà thép tiền chế có cầu trục cho các công trình, nhà xưởng.
Đây là một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực nhà thép tiền chế được rất nhiều khách hàng tin tưởng về trình đồ chuyên môn cũng như khả năng thi công công trình. Chính vì vậy, khi có bất kỳ thắc mắc gì về nhà thép tiền chế bạn có thể liên hệ với Hưng Thịnh Phát để được tư vấn cụ thể nhất.