Nhà xưởng thường được hình dung là một tổ hợp các vật liệu như khung nhà thép tiền chế, kết hợp với tole, tường bao che và các cổ máy công nghiệp khổng lồ. Nhưng đôi khi các kiến trúc sư chuyên thiết kế nhà xưởng sử dụng vật liệu kính hiện đại để tạo nên sự khác biệt. Dưới đây là các công trình nhà xưởng bằng kính trong suốt ấn tượng trên thế giới.
1/. Nhà xưởng trong suốt của Volkswagen:
Công trình được kiến trúc sư Gunter Henn thiết kế. Xây dựng năm 2002. Tại Đức.
2. Volkswagen’s Transparent Factory, Dresden, Germany
– Nhà xưởng thể hiện sự hiện đại với vỏ bọc bên ngoài bằng kính. Điều này giúp cho khách tham quan hay người đi đường dễ dàng nhìn thấy một phần các hoạt động sản xuất của nhà xưởng. Đó cũng là điểm đặc biệt của nhà xưởng này so với các nhà xưởng sản xuất ôtô khác.
3/. Nhà xưởng kính trong suốt ở Holland:
Công trình được thiết kế bởi 2 kiến trúc sư William Mc Donough và Partners. Xây dựng năm 1995. Tại Holland, USA.
4. GreenHouse Facility, Holland, MI, USA
– Điểm độc đáo của nhà máy Herman Miller là vẻ đẹp mang tính chất bền vững.
– Kiến trúc sư đưa ra giải pháp thiết kế nhà xưởng là sử dụng vật liệu kính chủ đạo và được bố trí cụ thể hợp lý để hòa hợp với cảnh quan cây xanh tự nhiên quanh nhà xưởng.
– Một tính năng đặc biệt khác của công trình là hệ thống hành lang kính liên kết các không gian chức năng lại với nhau, tạo thành hệ sinh thái công nghiệp hợp nhất.
– Sự hấp dẫn tạo nên hình ảnh nhà kính Herman Miller là những số liệu thực tế về những hoạt động mang tính chất tiết kiệm của nhà máy, ở đây họ không lãng phí bất cứ điều gì từ thời gian, nguyên vật liệu, năng lượng….
3/. Trung tâm công nghệ Mc Laren :
Công trình do kiến trúc sư Foster anh Partners thiết kế. Được xây dựng năm 2004. Tại Woking, England.
– Điểm độc đáo của thiết kế nhà xưởng này là vị trí được đặt cạnh hồ nước lớn, tổng thể nhà xưởng là một đường cong hình chữ S chạy dài dọc theo bờ hồ. Chiều cao của công trình cũng được chú ý giới hạn không được cao hơn các cây xanh quanh hồ để không ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh và môi trường. Người đi đường có thể nhìn thấy hàng cây thấp thoáng trên máy tòa nhà.
– Công trình được tăng gấp đôi diện tích so với thiết kế ban đầu, để bổ sung thêm khu nhà xưởng sản xuất ôtô, với không gian nội thất rộng lớn, người ta ví sự rộng lớn của nó có thể lưu trữ đến 9 máy bay Boeing 747.
– Dây chuyền sản xuất được bố trí chạy dọc theo tòa nhà chữ S, từ khâu lắp ráp, đến khâu sơn, tiếp đó là đường thử và cuối cùng là khu rửa xe trước khi xuất xưởng.